Tiêu chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa khu vực

Thứ Sáu, 27/03/2020

Thiết kế thi công nội thất phòng khám nha khoa trọn gói là một trong những dịch vụ được quan tâm từ các chủ đầu tư phòng khám hiện nay. Bởi nhu cầu chăm sóc răng miệng luôn là nhu cầu thiết yếu, quan trọng trong cuộc sống cho nên ngày càng có nhiều phòng khám nha khoa ra đời, nhưng để phòng khám trở nên chuyên nghiệp, thu hút khách hàng thì không thể không nhắc đến trợ thủ đắc lực mang tên thiết kế nội thất nha khoa. Và để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, các chủ phòng khám cần sở hữu một thiết kế nội thất phòng khám đa khoa đúng tiêu chuẩn. HB sẽ chia sẻ ngay bên dưới đây để mọi người cùng tham khảo nhé!

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới, thiết kế cải tạo và nâng cấp các Phòng khám đa khoa khu vực trên toàn quốc.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa nêu trong TCVN 4470 : 2012 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1. Phòng khám đa khoa khu vực

Là nơi thực hiện các hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khoẻ ban đầu, cung cấp các dịch vụ y tế: phòng bệnh, khám – chữa bệnh, điều trị ngoại trú, điều trị các bệnh thông thường và một số bệnh chuyên khoa.

3.2. Khu Khám và điều trị ngoại trú

Là khu tiếp đón, khám bệnh, chẩn đoán, phân loại và xử trí ban đầu cho bệnh nhân thuộc phạm vi phụ trách, thực hiện công tác điều trị ngoại trú và hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

3.3. Khu Điều trị

Là nơi khám chữa bệnh theo đặc thù của từng chuyên khoa, được chia theo các chuyên khoa độc lập để quản lý và điều trị.

3.4. Khu tạm lưu bệnh nhân

Là khu điều trị cho các bệnh nhân cần theo dõi, bệnh nhân nặng chờ chuyển lên tuyến trên.

4. Quy định chung

4.1. Phòng khám đa khoa khu vực có bán kính phục vụ từ 10 km đến 15 km.

4.2. Thiết kế, xây dựng phòng khám đa khoa khu vực phải đảm bảo an toàn, bền vững, thích dụng, mỹ quan, phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên và đáp ứng nhu cầu sử dụng, đảm bảo vệ sinh môi trường.

4.3. Thiết kế, xây dựng phòng khám đa khoa khu vực phải phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương, tương ứng với cấp quản lý đồng thời xét đến khả năng mở rộng, điều chỉnh và cải tạo nâng cấp trong tương lai.

4.4. Thiết kế, xây dựng Phòng khám đa khoa khu vực phải đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng, đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khỏe theo quy định hiện hành [1], [2].

5. Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng

5.1. Yêu cầu về khu đất xây dựng

5.1.1. Vị trí khu đất xây dựng thuận tiện kết nối giao thông liên xã, liên huyện, khu vực dân cư và phù hợp với quy hoạch chung.

5.1.2. Khu đất xây dựng phải có điều kiện vệ sinh môi trường tốt, có đủ nguồn cấp nước sạch thường xuyên, đảm bảo vệ sinh và các đầu mối kỹ thuật khác liên quan đến xây dựng công trình.

5.2. Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng

5.2.1. Mật độ xây dựng tối đa và mật độ cây xanh tối thiểu phải tuân thủ quy định về quy hoạch xây dựng [3].

5.2.2. Quy mô của Phòng khám đa khoa khu vực và chỉ tiêu diện tích đất tối thiểu được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Quy mô và chỉ tiêu diện tích đất tối thiểu xây dựng Phòng khám đa khoa khu vực

Quy mô

Số giường bệnh

(giường)

Số lần khám trong ngày

(lần)

Diện tích đất tối thiểu

(ha)

Lớn

từ 11 đến 15

từ 120 đến 150

0,24

Nhỏ

từ 6 đến 10

từ 80 đến 120

0,20

6. Nội dung công trình và giải pháp thiết kế

6.1. Phòng khám đa khoa khu vực gồm:

  • Khu Khám và điều trị ngoại trú;
  • Khu điều trị;
  • Khu tạm lưu bệnh nhân;
  • Khu Hành chính – Hậu cần kỹ thuật;
  • Khu phụ trợ.

6.2. Các yêu cầu về kích thước thông thủy

6.2.1. Chiều cao phòng

6.2.1.1. Chiều cao thông thủy tối thiểu của các gian phòng trong phòng khám đa khoa khu vực được quy định là 3,0 m và được phép thay đổi tùy theo yêu cầu của từng phòng trong phòng khám.

6.2.1.2. Chiều cao thông thủy các phòng tắm rửa, xí tiểu, kho đồ vật bẩn không nhỏ hơn 2,4 m.

6.2.2. Kích thước hành lang

  • Chiều rộng của hành lang giữa: không nhỏ hơn 2,4 m;
  • Chiều rộng của hành lang giữa (có di chuyển giường đẩy, kết hợp chỗ đợi): không nhỏ hơn 3,0 m
  • Chiều rộng của hành lang bên: không nhỏ hơn 1,5 m;
  • Chiều rộng của hành lang bên (có di chuyển giường đẩy, kết hợp chỗ đợi): không nhỏ hơn 2,4 m;
  • Chiều cao hành lang: không thấp hơn 2,7 m.

CHÚ THÍCH: Phải bố trí tay vịn hai bên hành lang trong bệnh viện để trợ giúp cho người khuyết tật và người bệnh. Độ cao lắp đặt tay vịn từ 0,75 m đến 0,8 m.

6.2.3. Kích thước cửa đi

  • Chiều cao của cửa đi: không thấp hơn 2,1 m;
  • Chiều rộng của cửa đi một cánh: không nhỏ hơn 0,9 m;
  • Chiều rộng của cửa đi hai cánh: không nhỏ hơn 1,2 m;
  • Chiều rộng của cửa đi chính vào các phòng tiểu phẫu, đỡ đẻ, cấp cứu: không nhỏ hơn 1,6 m;
  • Chiều rộng của cửa đi chính của phòng chiếu chụp: không nhỏ hơn 1,4 m;
  • Chiều rộng cửa phòng vệ sinh: không nhỏ hơn 0,8 m.

6.2.4. Kích thước cầu thang và đường dốc

Thiết kế thang bộ phải đảm bảo các quy định về an toàn sinh mạng và sức khỏe [2] cho người sử dụng và đáp ứng yêu cầu sau:

  • Chiều rộng của mỗi vế thang: không nhỏ hơn 1,5 m;
  • Chiều rộng của chiếu nghỉ cầu thang: không nhỏ hơn 1,5 m;
  • Độ dốc của đường dốc: không lớn hơn 1:10;
  • Chiều rộng của đường dốc: không nhỏ hơn 2,1 m;
  • Chiều rộng của chiếu nghỉ đường dốc: không nhỏ hơn 2,4 m;
  • Tại lối ra vào chính phải có đường dốc dành cho người khuyết tật có chiều rộng: không nhỏ hơn 1,2 m.

6.3. Khu Khám và điều trị ngoại trú

6.3.1. Diện tích tối thiểu các phòng trong Khu Khám và điều trị ngoại trú được quy định trong Bảng 2.

6.3.2. Số chỗ đợi cho bệnh nhân và người nhà được tính với tiêu chuẩn từ 25 % đến 30 % tổng số lượt khám trong ngày với chỉ tiêu diện tích 1,6 m²/chỗ.

Bảng 2 – Diện tích tối thiểu các phòng trong Khu khám và điều trị ngoại trú

Loại phòng

Diện tích tối thiểu

Quy mô nhỏ

từ 6 giường đến 10 giường

Quy mô lớn

từ 11 giường đến 15 giường

1. Khám – điều trị nội khoa

18 m²/chỗ x 1 chỗ khám

18 m²/chỗ x 2 chỗ khám

2. Khám – điều trị ngoại khoa

12 m²/chỗ x 1 chỗ khám

12 m²/chỗ x 2 chỗ khám

3. Phòng thủ thuật

từ 18 m²/phòng đến 24 m²/phòng

4. Khám – điều trị nhi khoa

12 m²/chỗ x 1 chỗ khám

12 m²/chỗ x 2 chỗ khám

5. Khám thai – sản

15 m²/chỗ x 1 chỗ khám

15 m²/chỗ x 1 chỗ khám

6. Khám các bệnh phụ khoa

15 m²/chỗ x 1 chỗ khám

15 m²/chỗ x 1 chỗ khám

7. Khám – điều trị Răng – Hàm – Mặt, Tai – Mũi – Họng và Mắt

8 m²/chỗ x 3 chỗ khám

– 1 ghế khám RHM

– 1 ghế khám TMH

– 1 ghế khám Mắt

8 m²/chỗ x 3 đến 4 chỗ khám

– 2 ghế khám RHM

– 1 ghế khám TMH

– 1 ghế khám Mắt

8. Khám chữa bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền

18 m²/chỗ x 1 chỗ khám

18 m²/chỗ x 1 chỗ khám

9. Quản lý – điều trị, theo dõi bệnh xã hội

9 m²/ bàn làm việc

9 m²/ bàn làm việc

10. Xét nghiệm

15 m²/ 03 bàn xét nghiệm

15 m²/ 03 bàn xét nghiệm

11. Chẩn đoán hình ảnh

 

 

– Phòng máya)

20 m²/máy

20 m²/máy

– Phòng điều khiển

6 m²/phòng

6 m²/phòng

– Phòng rửa phim

18 m²/phòng

18 m²/phòng

– Siêu âm

9 m²/máy x 01 máy

9 m²/máy x 02 máy

– Phòng phụ trợ

 

9 m²/phòng

12. Thăm dò chức năng

 

 

– Nội soi dạ dày

 

24 m²/phòng x 01 phòng

– Điện tim

18 m²/phòng x 01 phòng

24 m²/phòng x 01 phòng

CHÚ THÍCH: a) Nếu máy Xquang có bản thiết kế phòng chụp Xquang của nhà sản xuất kèmtheo, kích thước phòng tối thiểu phải không nhỏ hơn kích thước quy định bởi nhà sản xuất và không nhỏ hơn tiêu chuẩn diện tích nêu trên.

6.4. Khu Điều trị

6.4.1. Diện tích tối thiểu các phòng trong khu Điều trị được quy định trong Bảng 3.

6.4.2. Các phòng trong khu Điều trị phải liên hệ thuận tiện với nhau và với khu Hành chính – hậu cần kỹ thuật.

6.4.3. Mỗi Phòng khám đa khoa khu vực phải có ít nhất một phòng cấp cứu đạt chỉ tiêu diện tích quy định trong Bảng 3.

6.4.4. Phòng thủ thuật kế hoạch hóa gia đình phải có chỗ đợi riêng.

Bảng 3 – Diện tích tối thiểu các phòng trong khu Điều trị

Loại phòng

Diện tích tối thiểu

1. Cấp cứu

24 m²/chỗ cấp cứu

2. Tiểu phẫu

15 m²/bàn tiểu phẫu

3. Phòng đẻ a)

15 m²/bàn đỡ đẻ

4. Dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình

15 m²/bàn thủ thuật

CHÚ THÍCH: a) Bao gồm: 01 bàn đỡ đẻ và 01 bàn đón trẻ sơ sinh, 01 bàn để dụng cụ và lavabô.

6.5. Khu Tạm lưu bệnh nhân

6.5.1. Diện tích tối thiểu các phòng tạm lưu bệnh nhân được quy định trong Bảng 4.

Bảng 4 – Diện tích tối thiểu các phòng tạm lưu bệnh nhân

Loại phòng

Diện tích tối thiểu

Quy mô nhỏ

từ 6 giường đến 10 giường

Quy mô lớn

từ 11 giường đến 15 giường

1. Bệnh nhân thông thường a)

6 m²/giường x 02 đến 04 giường

6 m²/giường x 05 đến 09 giường

2. Bệnh nhân truyền nhiễm b)

6 m²/giường x 01 đến 02 giường

6 m²/giường x 02 giường

3. Bệnh nhân cấp cứu b)

6 m²/giường x 01 đến 02 giường

6 m²/giường x 02 giường

4. Sản phụ c)

15 m²/02 giường

CHÚ THÍCH: a) Phòng bệnh nhân nam/nữ riêng biệt;b) Phòng bệnh nhân truyền nhiễm và bệnh nhân cấp cứu trong Phòng khám đa khoa khu vực quy mô nhỏ nếu chỉ bố trí 01 giường lưu thì diện tích của phòng không nhỏ hơn 18 m²;c) Bao gồm cả diện tích khu vệ sinh riêng với chỉ tiêu diện tích 3 m² đến 4 m².

6.5.2. Các phòng lưu bệnh nhân nên có vệ sinh riêng.

6.5.3. Phòng bệnh nhân truyền nhiễm phải có các giải pháp cách ly.

6.5.4. Phòng bệnh nhân cấp cứu phải bố trí liền kề với phòng cấp cứu.

6.6. Khu Hành chính – Hậu cần kỹ thuật

6.6.1. Diện tích tối thiểu các phòng trong Khu hành chính – Hậu cần kỹ thuật được quy định trong Bảng 5.

6.6.2. Sảnh đợi và khu vực đón tiếp nên bố trí liền kề với phòng tuyên truyền và tư vấn.

6.6.3. Khu hành chính y vụ phải bố trí liền kề với sảnh đợi.

6.6.4. Phòng rửa tiệt trùng, sấy hấp dụng cụ phải bố trí liền kề với khu Khám và điều trị ngoại trú.

Bảng 5 – Diện tích tối thiểu các phòng trong Khu hành chính – Hậu cần kỹ thuật

Loại phòng

Diện tích tối thiểu

(m²/phòng)

Quy mô nhỏ

từ 6 giường đến 10 giường

Quy mô lớn

từ 11 giường đến 15 giường

1. Sảnh đợi, đón tiếp

từ 18 đến 24

2. Tuyên truyền, tư vấn

từ 18 đến 24

3. Giao ban

từ 18 đến 24

4. Hành chính, y vụ

từ 15 đến 18

5. Trưởng phòng khám

18

6. Trực nhân viên

12

15

7. Dược và thiết bị

12

15

8. Rửa tiệt trùng, sấy hấp dụng cụ

12

12

6.7. Khu Phụ trợ

6.7.1. Diện tích tối thiểu các phòng trong Khu Phụ trợ được quy định trong Bảng 6.

Bảng 6 – Diện tích tối thiểu các phòng trong Khu Phụ trợ

Loại phòng

Diện tích tối thiểu

Quy mô nhỏ

tử 6 giường đến 10 giường

Quy mô lớn

từ 11 giường đến 15 giường

1. Phục vụ (bếp, nấu)

12 m²/phòng

15 m²/phòng

2. Vệ sinh, tắm, thay quần áo nhân viên a)

20 m²/khu

(01 xí, 02 tiểu, 01 rửa, 01 tắm) x 02 khu

32 m²/khu

(02xí, 03 tiểu, 01 rửa, 02 tắm) x 02 khu

3. Nhà để xe nhân viên

Chia thành hai khu vực riêng biệt với tiêu chuẩn diện tích 0,9 m²/xe đạp; 3,0 m²/xe máy; 25 m²/ôtô

4. Nhà để xe của bệnh nhân, khách

 

5. Thường trực, bảo vệ

9 m²/phòng x 01 phòng

CHÚ THÍCH: a) Khu vệ sinh được thiết kế nam/nữ riêng biệt;

6.7.2. Nhà để xe ô tô không đặt gần khu Khám và điều trị ngoại trú, khu tạm lưu bệnh nhân.

7. Yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật

7.1. Khi thiết kế hệ thống kỹ thuật của Phòng khám đa khoa khu vực cần tuân thủ các quy định được nêu trong điều 7 TCVN 4470 : 2012 và các quy định trong tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH: Phòng khám đa khoa khu vực không có yêu cầu về thiết kế hệ thống khí y tế và hệ thống điện nhẹ.

7.2. Tiêu chuẩn cấp nước cho Phòng khám đa khoa khu vực tính trung bình từ 20 m3/ngày đêm đến 30 m3/ngày đêm.

7.3. Hệ thống chiếu sáng của các khu vực trong Phòng khám đa khoa khu vực phải đảm bảo các yêu cầu quy định trong Bảng 7.

Bảng 7 – Độ rọi tối thiểu trong Phòng khám đa khoa khu vực

Khu vực

Độ rọi tối thiểu

(lux)

Khu đón tiếp

300

Phòng khám

300

Phòng hồi sức

300

Phòng bệnh nhân

100

Phòng đẻ

400

Hành lang chung

150

Xquang chẩn đoán, chụp

20

Xquang chẩn đoán, nơi làm việc

300

Phòng làm việc của bác sỹ

300

Phòng nhân viên

100

Buồng y tá (trực ngày)

300

Buồng y tá (trực đêm)

30

Nhà bếp

300

Phòng xét nghiệm bệnh học (tại chỗ)

500

Nhà kho

100

Buồng tắm

100

Bồn rửa

200

Nhà vệ sinh

100

7.4. Nhiệt độ của các phòng sau phải đảm bảo:

– Phòng đẻ: từ 21 °C đến 25 °C;

– Phòng nhi: từ 24 °C đến 26 °C.

7.5. Chất thải được tập trung để vận chuyển tới nơi xử lý bên ngoài Phòng khám đa khoa khu vực.

HB House hi vọng với những kinh nghiệm chia sẻ trên có thể giúp bạn có thể tích lũy thêm cho mình những kiến thức trong thiết kế nội thất phòng khám nha khoa nhé, và đừng quên liên hệ HB House để sở hữu những thiết kế nội thất phòng khám nha khoa đúng chuẩn nha.

Bài viết liên quan

Nghệ thuật trang trí trong thiết kế phòng...

Thiết kế phòng khám nha khoa, trang trí như thế nào sẽ quyết định khá...

Thiết kế thi công nội thất phòng khám...

Thiết kế thi công nội thất phòng khám nha khoa trọn gói là một trong...

Thiết kế nội thất phòng khám nha khoa...

Thiết kế nội thất phòng khám nha khoa hợp phong thủy là một trong những...

Thiết kế nội thất phòng khám nha khoa...

Thiết kế nội thất phòng khám nha khoa đẹp làm cho bạn cảm thấy tránh...

Hướng dẫn thiết kế phòng khám nha khoa...

Thiết kế phòng khám nha khoa khoa học có phải là một trong những vấn...

Làm thế nào để thiết kế nội thất...

Ông cha ta có câu: “ Cái răng cái tóc là góc con người” đúng vậy...