Các Thủ Tục Pháp Lý Cần Biết Khi Kinh Doanh Spa - Giấy Phép Kinh Doanh Spa
Thứ Năm, 31/10/2019
HB xin chia sẻ một số các thủ tục pháp lý cần biết khi kinh doanh Spa | Thẩm mỹ viện để các chủ doanh nghiệp có thể tham khảo, cũng như chuẩn bị hành trang cho mình trước khi bắt đầu kinh doanh nhé!
Các cơ quan quản lý trực thuộc trực tiếp đến các đơn vị kinh doanh Spa | Thẩm mỹ viện
- Phòng kế hoạch: Nơi cấp giấy phép kinh doanh
- Phòng y tế: Nơi kiểm soát về mặt chuyên môn, cũng như các hoạt động mà các đơn vị hành nghề trong cơ sở của mình
- Phòng môi trường: Kiểm tra về vấn đề nước thải y tế, nước thải sinh hoạt có đảm bảo các tiêu chuẩn hay không
- Công an | PCCC: Quản lý về mặt an ninh, cũng như là công tác PCCC tại các cơ sở
- Thuế: Kiểm soát về các nghĩa vụ đóng thuế của các cơ sở
- Phòng văn hóa: Kiểm soát về mặt quảng cáo, truyền thông, các hình ảnh, cũng như là các thông tin về các sản phẩm | dịch vụ của các đơn vị có hợp pháp hay không
Trước khi muốn kinh doanh thành công, các đơn vị Spa | Thẩm mỹ viện cần nắm và tuân thủ, chấp hành các quy định pháp luật, thủ tục cần chuẩn bị cho việc kinh doanh của mình. Đặc biệt, cần quan tâm đến các nghị định sau:
- Điều 37 - Nghị định 109 CP/2016
- Nghị định 155 CP/2018
- Nghị định 176 CP/2013
- Thông tư số 9 CP/2015
Các bước cần chuẩn bị trước khi kinh doanh Spa | Thẩm mỹ viện
- Xin pháp nhân | Đăng ký kinh doanh tại Phòng kinh doanh: Nếu bạn định hướng cơ sở của bạn sẽ xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp, lớn, lâu dài bạn nên đăng ký giấy phép kinh doanh theo mô hình Công ty. Nếu bạn định hướng cơ sở của bạn theo mô hình nhỏ, gọn thì có thể đăng ký giấy phép kinh doanh theo mô hình hộ cá thể
- Xin giấy phép hành nghề: Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên người chủ đứng ra sáng lập | thành lập Doanh nghiệp phải có Giấy phép hành nghề. Tùy vào từng ngành nghề, định hướng hoạt động mà chủ doanh nghiệp sẽ xin giấy phép hành nghề tương ứng. Ví dụ như đối với ngành chăm sóc da | phun săm: Cần có chứng chỉ sơ cấp ngành chăm sóc da | phun săm thẩm mỹ...
- Không chỉ thế, các nhân viên, kỹ thuật viên làm tại các Spa | Thẩm mỹ viện cũng cần phải có giấy phép hành nghề riêng
- Người kinh doanh còn phải có những giấy phép phụ hay còn gọi là giấy phép kèm theo | giấy phép con cho những đặc thù riêng:
- Chứng chỉ khám chữa bệnh: Dành cho các đơn vị hành nghề y như là Trung cấp y, điều dưỡng, bác sỹ
- Chứng chỉ phòng chống lây nhiệm
- Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm: Dành cho các đơn vị giảng dạy
- Chứng chỉ Laser
- Chứng chỉ tiêm truyền
- ...
Tùy vào đường hướng kinh doanh của các đơn vị spa | thẩm mỹ viện mà cần chuẩn bị các chứng chỉ hành nghề tương ứng
Sự khác biệt giữa chứng chỉ và chứng nhận
- Chứng nhận: Dành cho các khóa học ngắn ngày, chỉ là một xác minh, xác nhận của một tổ chức được đóng mộc tròn xác nhận bạn đã hoàn thành khóa học đó, không có mặt hợp pháp về đăng ký kinh doanh hay hành nghề
- Chứng chỉ: Chỉ có những đơn vị nào được cấp phép đào tạo giáo dục nghề nghiệp mới được và theo mẫu phôi quy định của Sở lao động thương binh xã hội và chứng chỉ này có giá trị pháp lý khi chúng ta đi đăng ký kinh doanh, hoặc được coi như là chứng chỉ hành nghề trong ngành spa | thẩm mỹ viện
Để cho một đơn vị trở thành một nơi có thể cấp chứng chỉ, pháp lý và đào tạo giảng dạy thì cần phải có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp - trình độ sơ cấp - do Uỷ ban nhân dân và Sở lao động thương binh xã hội cấp. Và các đơn vị này sẽ cho các cơ sở số lượng phôi sẽ được cấp trong mỗi một năm, cũng như ngành nghề được đào tạo. Chỉ có những đơn vị này mới được cấp chứng chỉ thật và có giá trị pháp lý. Đây sẽ là một trong những yếu tố giúp các đơn vị kinh doanh spa | thẩm mỹ viện lựa chọn đơn vị cấp chứng chỉ hành nghề thật.
Hi vọng bài chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các doanh nghiệp tự tin hơn nữa khi chuẩn bị bắt đầu kinh doanh spa | thẩm mỹ viện của mình nhé!